Top 8 công việc làm công nghệ thông tin (CNTT) có mức lương cao nhất 2021
Bạn đang tự xác định đường sự nghiệp xuất sắc cho bản thân trong ngành IT? Bạn muốn Tìm hiểu công tác nào liên quan đến máy tính sẽ có nhu cầu to lâu dài, đưa ra mức lương cao và thời cơ thăng tiến thấp sau lúc hoàn thành khóa đào tạo? Trên trang IT Career Finder đã Con số và cung ứng sự so sánh về những lĩnh vực trong lĩnh vực IT nóng nhất trong một thập kỷ để chỉ dẫn cho bạn. Top 10 công việc với mức phát triển cao nhất từ giờ tới năm 2020, được trả mức lương cao hơn mức lương trung bình trên toàn toàn cầu, tỷ lệ việc khiến cho luôn đứng hàng đầu và cung cấp hàng loạt các thời cơ thăng tiến.
Bằng cách so sánh các công việc IT tốt nhất với các dự án làm việc, những nhân tố phát triển chính và mức lương, sau đó tìm hiểu kỹ về con đường sự nghiệp IT yêu thích rằng công việc đòi hỏi có kỹ năng sâu và trách nhiệm cao, yêu cầu bằng cấp, phân tích mức lương, giáo dục, chương trình đào tạo và chứng nhận, tuyển dụng làm việc ở địa phương và cung cấp những lời khuyên bổ ích từ người đã và đang làm trong ngành IT.
Phương pháp luận được sử dụng để khám phá các công việc CNTT tốt nhất trong thập kỷ này, tập trung vào việc phân tích trọng tâm 4 điểm so với dự báo tăng trưởng làm việc từ cuốn “Cẩm nang những nghề nghiệp có triển vọng nhất trong 10 năm tới” (Occupational Outlook Handbook) của Cục thống kê lao động, mức lương của nhân viên IT được tổng hợp từ trang Indeed.com, tỷ lệ danh sách việc làm dành cho các ứng viên có trình độ trên bảng việc làm công nghệ và khả năng thăng tiến dựa trên các cuộc phỏng vấn của nhân viên IT.
1. Lập trình ứng dụng điện thoại
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 32% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 292,000 việc làm
- Lương trung bình: 95,000 USD
Trong khoảng thời gian gần đây, lập trình di động đang là một ngành hot, dẫn đầu trong top việc làm công nghệ Thông tin có mức lương cao nhất hiện nay. Các Công ty thường đăng tin tuyển dụng Android developer, iOS developer, … với mức lương khá cao, không thua kém gì lập trình web hay lập trình hệ thống nhúng. Ngoài ra, nếu biết cách lập trình ứng dụng, bạn cũng có thể làm freelance, hoặc tự phát triển ứng dụng và kiếm tiền thông qua ứng dụng của mình.
Ứng dụng Android được viết bằng ngôn ngữ Java, do đó các bạn lập trình viên Java có thể dễ dàng chuyển hướng qua mảng này. Lập trình viên Android cũng đang là mục tiêu được các công ty săn đón. Các mẩu tin tuyển dụng Android developer chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các tin tuyển dụng của mảng mobile.
Số lượng tuyển dụng iOS ít hơn Android, tuy nhiên lương cho lập trình viên iOS lại nhỉnh hơn bên Android chút đỉnh. Lý do không phải vì iOS tốt hơn Android, mà chỉ đơn thuần là qui luật cung cầu: Lập trình viên iOS hiếm hơn lập trình viên Android nên họ có giá cao hơn. Để tiếp cận iOS, bạn cần máy ảo hoặc máy Mac để cài hệ điều hành MacOS. Ứng dụng iOS được viết bằng ngôn ngữ Objective-C (Giống C nhưng có thêm OOP) hoặc Swift.
Việc code và debug trên iOS phức tạp hơn Android. Bạn phải cài đặt Xcode, mua tài khoản Apple Developer mới có thể test ứng dụng và đưa ứng dụng lên Apple Store. Bộ phận kiểm duyệt của Apple Store cũng khắt khe hơn Google Play Store, nhiều khi bạn phải chờ khá lâu để ứng dụng của mình được duyệt.

2. Kĩ sư phần mềm
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 30% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 270,900 việc làm
- Lương trung bình: 90.000 USD
Các Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra phần mềm và hệ thống trên máy tính. Họ sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính. Họ có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, họ luôn muốn chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và có kĩ năng giao tiếp. Từ quan điểm của khách hàng, các kỹ sư phần mềm sẽ gặp gỡ khách hàng để phân tích nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm mà họ sắp tạo ra cần những yếu tố nào.
Một khi các tiêu chí được xác định, thì lập trình viên sẽ bắt đầu thiết kế phần mềm, điều này sẽ bao gồm phát triển các thành phần khác nhau của phần mềm và làm cho chúng hoạt động cùng nhau. Là một phần của quá trình này, lập trình viên sẽ tạo ra các mô hình khác nhau về cách phần mềm sẽ hoạt động và trông như thế nào.
Bên cạnh đó kỹ sư phần mềm sẽ phải kết nối với nhiều bộ phận công việc khác để phát triển sản phẩm. Một khi họ đã tạo ra được bản thiết kế ban đầu, họ sẽ chuyên qua cho bộ phận lập trình viên và bắt đầu viết code cho phần mềm hoạt động. Các kỹ sư phần mềm sẽ đồng thời phải kết nối , hiểu khách hàng và các bộ phận khách liên quan quan trọng khi cần thiết.
Trong giai đoạn cuối cùng, các Developer phần mềm sẽ hỗ trợ trong quá trình khi tích hợp phần mềm vào một doanh nghiệp cụ thể. Sau đó, họ sẽ cung cấp hỗ trợ quản lý liên tục và đề xuất các bản cập nhật hệ thống trong khi vẫn đảm bảo rằng các programme vẫn có thể sử dụng được trong khi công việc bảo trì đang diễn ra.

Việc làm công nghệ thông tin Kĩ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là những người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Ứng dụng những nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle), họ tạo ra sản phẩm phần mềm và các hệ thống khác trên máy tính.
Họ sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính. Họ có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ luôn muốn chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và có kĩ năng giao tiếp.
Kỹ sư phần mềm cần nắm vững những kỹ năng, kiến thức công nghệ liên quan đến công việc của họ:
- Viết code và lập trình (Programming & coding). Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này.
- Nền tảng của ngành khoa học máy tính.
- Thiết kế và kiến trúc phần mềm.
- Giải thuật và cấu trúc dữ liệu.
- Phân tích thông tin, yêu cầu.
- Tìm kiếm và sửa lỗi (debugging) phần mềm.
- Kiểm thử (testing) phần mềm, đảm bảo phần mềm chạy đúng yêu cầu, được tối ưu hóa và không bị lỗi.
Ngoài ra, những kỹ năng mềm cũng quan trọng đối với các kỹ sư phần mềm:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và suy luận logic.
- Làm việc nhóm và quản lý nhóm
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày (presentation skill)
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng ra quyết định & quản lý rủi ro.
3. Chuyên gia bảo mật
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 22% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 65.700 việc làm
- Lương trung bình: 87.000 USD
Công việc chính của một chuyên gia bảo mật mạng là thiết kế, vận hành và đảm bảo sự duy trì ổn định cho các hạ tầng, hệ thống mạng, đồng thời có những giải pháp chiến lược nhằm khắc phục các đợt tấn công, các sự cố về an ninh mạng, bảo mật. Ngoài ra, còn một số công việc khác như thiết kế mô hình mạng, data, phân tích lỗ hổng…nhằm đảm bảo sao cho việc an toàn và bảo mật được diễn ra tốt nhất, tránh những trường hợp xâm nhập, hackers tấn công.
Để theo đuổi và trở thành một chuyên gia bảo mật mạng thì có rất nhiều con đường. Trong đó phải kể đến chương trình đào tạo chuyên gia bảo mật của Cisco (một trong những hệ thống chứng chỉ được toàn thế giới công nhận). Để bắt đầu bạn cần phải có kiến thức tổng quan về hạ tầng mạng. Nắm vững các kiến thức cơ bản như định tuyến, chuyển mạch, các cơ chế hoạt động của các thiết bị như Router và Switch. Chương trình CCNA Routing & Switching phù hợp cho các bạn chưa biết gì và có hoài bão theo đuổi đam mê bảo mật. Sau khi có đầy đủ kiến thức về hạ tầng mạng các bạn sẽ bắt đầu giấc mơ chuyên gia bảo mật của mình bằng khóa học CCNA Security. Đây là khóa học cơ bản nhất dành cho những bạn đam mê bảo mật. Các bạn sẽ được tiếp xúc với các thiết bị bảo mật của Cisco như ASA, Firewall…
Theo Gartner (Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) cho biết đến năm 2020 ngành bảo mật mạng sẽ khát nhân lực đến hơn 50% trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Do vậy ngay từ bây giờ các bạn trẻ đam mê công nghệ và bảo mật mạng có thể bắt đầu trau dồi cho mình những kiến thức để sớm bắt kịp theo công nghệ và tạo tiền đề để trở thành những chuyên gia bảo mật mạng trong tương lai.

4. Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 31% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 33.900 việc làm
- Lương trung bình: 82.000 USD
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là người chịu trách nhiệm cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu cho các tổ chức thuộc cả khu vực công và tư nhân. Họ là những người thiết kế, chăm sóc hệ thống thông tin, tìm ra cách lưu trữ hiệu quả nhất, nhằm đưa thông tin tới người cần sử dụng thông tin vào đúng thời điểm. Họ xác định nhu cầu của người sử dụng thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu máy tính và đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt. Thông tin, dữ liệu sẽ được bảo vệ toàn vẹn, sao lưu, bảo mật và các sự cố cũng sẽ được xử lý. Quản trị viên cơ sở dữ liệu thường được gọi tắt là DBA.
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu làm gì?
- Tìm hiểu nhu cầu của người dùng và giám sát việc truy cập cũng như bảo mật khi truy cập của người dùng. Giám sát hoạt động và quản lý các thông số để đảm bảo thông tin nhanh chóng đến với người dùng.
- Thiết kế, lên ý tưởng quản trị cơ sở dữ liệu và tinh chỉnh các thiết kế sao cho hợp lý để có thể dịch sang một mô hình dữ liệu cụ thể. Về lâu dài cần lắp đặt, thử nghiệm các phiên bản mới của DBMS (hệ quản trị dữ liệu).
- Viết tài liệu về cơ sở dữ liệu, bao gồm các dữ liệu chuẩn, quy trình và định nghĩa, v.v.
- Kiểm soát quyền truy cập và các quyền ưu tiên.
- Phát triển, quản lý và kiểm tra thử các kế hoạch sao lưu, phục hồi; bảo đảm rằng các quy trình lưu trữ hoạt động chính xác. Thường xuyên phối hợp với các nhân viên kỹ thuật, vận hành, ứng dụng để đảm bảo cơ sở dữ liệu toàn vẹn, bảo mật.

việc làm công nghệ thông tin Database Administrator (DBA) là gì? Lương ra sao?
Database Administrator (DBA) là người chịu trách nhiệm quản trị và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu như lên kế hoạch, cài đặt, cấu hình, tối ưu, backup, security, v.v. nhằm đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập.
Database Admin – nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu chính là người chuyên đi thực hiện các công việc trung gian để kết nối các thiết IT phần mềm và cả phần cứng mạng để phục vụ nhu cầu người dùng bằng việc sử dụng các ứng dụng về quản trị cơ sở dữ liệu để có thể thiết kế cài đặt, cung cấp nguyên liệu và đảm bảo cho cơ sở dữ liệu người dùng được hoạt động một cách tốt nhất và mang tính bảo mật cao cho người sử dụng cơ sở dữ liệu.
Để trở thành một nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu bạn phải đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe về mặt kiến thức như việc sử dụng và kiến thức sử dụng về phần mềm quản trị
5. Thiết kế game video
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 30% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 270,900 việc làm
- Lương trung bình: 80.000 USD
Ngành công nghiệp game trị giá hơn 565 tỷ đô la đã tăng gấp 3 lần so với thập kỷ trước và không có dấu hiệu chậm lại. Ngoài các thị trường đang bùng nổ trên console truyền thống và PC, sự phổ biến tăng lên, sức mạnh xử lý và khả năng đồ họa của các thiết bị di động đã mở ra một thế giới mới về cơ hội làm việc cho các nhà thiết kế trò chơi, họa sĩ và lập trình viên. Các nhà thiết kế game video cùng với các chuyên gia phát triển phần mềm điện thoại, đặc biệt là sau khi điện thoại thông minh và máy tính bảng như iphone và ipad, tiếp tục thay đổi cách tiếp cận và chơi game video. Các lập trình viên thiết kế game sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu khu vực công cộng và tư nhân phát triển cho các chương trình mô phỏng thông minh, ví dụ mô phỏng chuyến bay quân sự.
Điển hình cho nền công nghiệp game là sự phát triển mạnh mẽ của hai tựa game Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2 cùng các giải đấu với giải thưởng lên đến hàng triệu USD và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Có thể thấy lợi nhuận đến từ ngành công nghiệp giải trí này là vô cùng khủng khiếp, còn chưa kể đến sự phát triển của game di động, đây chính là cơ hội nghề nghiệp khá lí tưởng với mức lương khủng cho các lập trình viên thiết kế game.

Nghề thiết kế game là gì?
Game design – Thiết kế game được hiểu đơn giản nhất là lên những ý tưởng cho game bao gồm viết những bản mô tả về game: game này là game gì, cách chơi ra sao, nhân vật trong game như thế nào… Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để có thể thiết kế được một game hay mà mọi người đều thích. việc làm công nghệ thông tin tốt nhất.
Có khác biệt rất lớn giữa những người thiết kế game và những game thủ. Khác biệt chủ yếu có lẽ là ở tâm trạng và cách “chơi”. Bạn chơi game chỉ để giải trí, bạn chỉ lựa chọn game mình yêu thích nhất, một khi không thích nữa thì ngừng chơi. Nhưng những nhà thiết kế game, ngoài việc chơi game ra, họ còn phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, bản thân họ có đủ sức chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn không và chỉnh sửa thế nào?… Một khi sống với nghề thiết kế game, sự hứng thú với công việc là tối cần thiết và quan trọng là phải biết cách nuôi dưỡng hứng thú đó.
Học thiết kế game ở đâu?
Tại Việt Nam, chưa có một trường lớp chính quy nào đào tạo ngành học liên quan đến game. Ngoài một số ít được đào tạo tại nước ngoài thì nhiều người thiết kế game tại Việt Nam phải tự mày mò tìm hiểu kiến thức trên mạng và sách vở. Chính vì sự khan hiếm nhân lực như vậy nên nghề này rất được ưu ái.
Thu thập kiến thức về thiết kế game ở đâu? Ở trên mạng, rất nhiều nhóm phát triển game ngày đêm bàn luận về chúng, các blog của những nhà thiết kế game, hãy học cách họ khai thác, thiết kế, phát triển. Tham gia vào các buổi hội thảo, triển lãm game để nghe những nhà phát triển họ nói gì. Để tạo cơ hội tìm hiểu một các chuyên ssaau và chính xác nhất về Game Design, Edulinks hân hạnh tổ chức buổi hội thảo gặp gỡ Mr. Johannes de Boer, giám đốc khóa học Art & Technology tường Đại học Saxion (một trong những trường Đại học Khoa học ứng dụng lớn nhất Hà Lan), cũng là chuyên gia các ngành Thiết kế Game, sản xuất và kỹ thuật Game, thời trang và công nghệ thời trang, Hà Lan(Tại TP. Hồ Chí Minh). Chi tiết hội thảo: việc làm công nghệ thông tin ở Hà Nội.
Cơ hội và thách thức việc làm công nghệ thông tin thiết kế game
Gần đây, cụm từ “game design” (thiết kế game) đã trở nên quen thuộc trong giới công nghệ thông tin Việt Nam. Nghề thiết kế game “hot” hơn bao giờ hết và được ví là nghề “hái” ra tiền vì mức lương khủng cũng như khoản tiền lợi nhuận khổng lồ thu được khi phát hành sản phẩm.
Nhiều suy nghĩ giản đơn cho rằng thiết kế game chỉ là một khâu sáng tạo khi đã có chút kĩ năng đồ họa, thiết kế. Nhưng thực tế, nghề phát triển Game xoay quanh nhiều môn học, ví dụ như biên tập màn chơi (level editing), tạo hình (modeling), dựng chuyển động (animating), lập trình, kỹ thuật phần mềm và âm thanh.
Để có ra mắt một game “đủ đô” là một danh sách các công việc bao gồm từ những nghề chuyên môn trong ngành như thiết kế đồ hoạ (vẽ hoạt cảnh, lập mô hình, thiết kế nhân vật, thiết kế bề mặt), thiết kế các màn chơi và trò chơi, viết chương trình (thường là công việc của các kỹ sư lập trình), quản trị mạng trực tuyến (dành cho bộ phận điều hành trực tuyến các game trên mạng – MMO, và quản lý website), sản xuất (Producer) – tức là lo mọi việc liên quan từ sáng tạo trò chơi đến nội địa hóa game cho thị trường trong nước. việc làm công nghệ thông tin.
Một trò chơi cốt lõi cũng giống như một phần mềm cao cấp. Những người tham gia phát triển trò chơi phải có kiến thức cực kỳ chuyên sâu về lĩnh vực của mình (lập trình, đồ hoạ…). Một Game Developer đã từng định nghĩa: “Nếu như một ngôi nhà, một căn biệt thự được thiết kế bởi kiến trúc sư, thì game là một “công trình” được định hình từ một hoặc nhiều người – Họ được gọi là Game Artist hay nói rộng hơn là Concept Artist (Họa sỹ thiết kế ý tưởng)”.
Hoạ sỹ là người chịu trách nhiệm chính liên quan đến các vấn đề về mỹ thuật trong một sản phẩm game: những hình phác thảo ban đầu (concept art), hình thể 2D, các quy mô 3D… Trong một dự án game, tập thể các hoạ sỹ sẽ chịu sự lãnh đạo của giám đốc mỹ thuật (Art Director) hoặc nhà thiết kế (Game Designer).
6. Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 30% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 120.400 việc làm
- Lương trung bình: 79.000 USD
Một chuyên gia gia phân tích hệ thống máy tính có nhiệm vụ giúp cho một công ty hay tổ chức sử dụng công nghệ máy tính một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Người đó sẽ tích hợp công nghệ mới vào hệ thống hiện tại của công ty. Phân tích chi phí và lợi ích để xác định xem liệu việc đó có cần thiết và tương xứng với chi phí tài chính bỏ ra hay không? Việc nâng cấp đó có phục vụ cho các công việc, hoạt động của công ty hay tổ chức đó hay không?
Với một công ty có quy mô lớn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau thì sự phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng, họ cần được trang bị một hệ thống máy tính thống nhất. Đây chính là công việc của những chuyên gia phân tích hệ thống máy tính. Họ sẽ đảm nhiệm thiết kế, xây dựng các hệ thống máy tính đảm bảo sự ổn định của hệ thống máy tính trong công ty. Khi tổ chức tiếp tục gia tăng thì sự phụ thuộc vào công nghệ, hệ thống máy tính ngày càng lớn, cơ hội việc làm cho vị trí này cũng sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn. Bộ Lao Động Hoa Kỳ cũng dự đoán sự gia tăng 43% trong hệ thống phân tích tuyển dụng ở các công ty tư vấn IT, có thể chuyển một số lượng lớn cơ hội làm việc tự do và làm việc theo hợp đồng.

Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính chia làm 3 loại
- Chuyên gia thiết kế hệ thống: Tìm giải pháp kỹ thuật phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty hoặc tổ chức.
- Chuyên gia phân tích đảm bảo chất lượng phần mềm (QA): Kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề trong các hệ thống máy tính.
- Chuyên gia phân tích lập trình: Phát triển và viết mã cho phần mềm đáp ứng nhu cầu của chủ lao động hoặc của khách hàng.
Mức lương việc làm công nghệ thông tin Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
- Lương của một chuyên gia phân tích hệ thống máy tính ở mỹ trên dưới 100,000 USD/ năm.
- Loại hình công việc toàn thời gian, có khá nhiều việc phải làm nên thời gian làm việc trung bình của họ trên 40h một tuần.
Làm thế nào để trở thành một chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
Bạn sẽ cần có bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực có liên quan để làm việc trong nghề này. Nhưng cũng có một số nhà tuyển dụng sẽ thuê ứng viên không có bằng đại học.
Bạn cũng có thể cần một nền tảng trong ngành mà bạn muốn làm việc, ví dụ như bảo hiểm hoặc sức khoẻ. Bởi vì nghề nghiệp này kết hợp kinh doanh và công nghệ. Một số nhà tuyển dụng thích tuyển dụng ứng viên có bằng thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) với sự tập trung vào các hệ thống máy tính. việc làm công nghệ thông tin 2021.
Bạn sẽ phải kiếm bằng thạc sỹ về khoa học máy tính nếu bạn muốn có một công việc kỹ thuật hơn. Bất kể nơi bạn làm việc, bạn phải theo kịp với xu hướng trong ngành công nghệ cao.
Những kỹ năng cần có của một chuyên gia phân tích hệ thống giỏi
Một nhà phân tích hệ thống máy tính phải có một số kỹ năng mềm, hoặc phẩm chất cá nhân, ngoài các kỹ năng kỹ thuật của họ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán: Những khả năng này sẽ cho phép bạn dễ dàng xác định các vấn đề. Sau đó đánh giá các giải pháp thay thế để xác định đó là một trong những tốt nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng lắng nghe tuyệt vời sẽ cho phép bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng hoặc đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói mạnh mẽ sẽ cho phép bạn chuyển tải thông tin hiệu quả.
- Đọc hiểu: Bạn sẽ phải đọc hướng dẫn sử dụng và các báo cáo kỹ thuật để theo kịp những tiến bộ và triển khai công nghệ mới. Đáp ứng được nhu cầu của chủ lao động hoặc khách hàng.
- Viết: Mong muốn đưa ra các báo cáo bằng văn bản về các đề xuất của bạn.
- Kỹ năng phân tích: Bạn sẽ cần khả năng phân tích số lượng lớn dữ liệu.
- Sáng tạo: Bạn phải có khả năng liên tục tạo ra những ý tưởng mới.
7. Quản trị mạng
- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 28% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 96,600 việc làm
- Lương trung bình: 69.000 USD
Hiện nay các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đều sử dụng mạng máy tính để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Và các mạng máy tính đó cần một người quản trị viên có thể tiếp cận và xử lý các sự cố của máy tính. Điều này có nghĩa là: trong ngắn hạn, nếu bạn đang tìm cách để thâm nhập vào một ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, thì quản trị mạng là một lựa chọn đáng cân nhắc. Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra. Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
Công việc cụ thể của một quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử thì cần phải tới 1 phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của Website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.
Ngành quản trị mạng trong những năm gần đây đang thu hút được rất nhiều bạn trẻ đam mê về công nghệ theo học. Tuy nhiên với đặc thù công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên sâu nên rất ít người có thể đáp ứng được, cộng thêm với yếu tố cần của thị trường là lớn. Nhận thấy rằng nhu cầu tuyển dụng các nhân viên quản trị hệ thống mạng máy tính và kiêm nhiệm quản trị website khá lớn.

Quản trị mạng là gì?
Định hướng phát triển nghề Quản trị mạng tại Việt Nam
Nhận thấy việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động quản lý, kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào hệ thống mạng và dịch vụ phần mềm. Và điều tất yếu là vai trò của các chuyên viên Quản trị mạng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công việc của mỗi chuyên viên Quản trị mạng khác nhau tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp.
- Ở những doanh nghiệp lớn như ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm, hàng không, viễn thông hay công ty thương mại điện tử thì hầu hết sẽ có một phòng Quản trị mạng lên tới vài chục, thậm chí là vài trăm nhân viên. Công việc của quản trị mạng đa dạng, được phân cấp và liên quan đến máy tính, hạ tầng, băng thông, hệ thống dịch vụ mạng, quản lý máy chủ, bảo mật và an ninh mạng.
- Các công ty quy mô vừa thường cần 4-5 nhân sự, sẽ đảm nhận các công việc như hỗ trợ người dùng, đề xuất mua sắm thiết bị, cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý và khắc phục các sự cố như đứt dây, nghẽn mạng, cấu hình tường lửa.
- Các công ty nhỏ thì chỉ cần từ 1-2 người. Đối với mô hình công ty này thì người quản trị viên cần có kiến thức rộng về nhiều mảng nhưng các bài toàn cần xử lý thường không quá phức tạp, chỉ ở mức có thể duy trì hoạt động của mạng được thông suốt trong các hoạt động của doanh nghiệp.
8.Phát triển và thiết kế website

- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 22% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 65,700 việc làm
- Lương trung bình: 91.000 USD
Bán hàng qua mạng đang là phương thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Việc bán hàng qua mạng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh như mặt bằng, thuế, nhân công… Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và cộng đồng Web 2.0 khác sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà phát triển web.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang xem xét việc tham gia vào thế giới online, nhằm thu hút khách hàng thế hệ mới, thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trong những nền tảng phát triển nhanh chóng. Tất nhiên là những lập trình viên thiết kế website sẽ được hưởng lợi từ việc này.
9. Thông tin y tế kĩ thuật

- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 21% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 37.700 việc làm
- Lương trung bình: 46.000 USD
Áp dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe sẽ trở nên phổ biến và tạo thêm nhiều việc làm từ năm 2012 đến năm 2020, hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác trên thế giới. Các bệnh viện và trung tâm y tế sẽ áp dụng công nghệ máy tính vào việc chăm sóc bệnh nhân nhiều hơn trong tương lai. Kỹ thuật thông tin sức khỏe tuy có mức lương khởi điểm thấp nhất trong danh sách này, nhưng đây là công việc có thời gian đào tạo ngắn nhất (thường là một chương trình học 2 năm trong kĩ thuật y tế), cộng với ứng viên học tập sẽ được hưởng nhiều phúc lợi hơn.
10. Quản lý công nghệ

- Dự đoán tăng trưởng trong 10 năm: tăng 18% trung bình mỗi năm
- Số lượng việc làm trong 10 năm: 55,800 việc làm
- Lương trung bình: 111.000 USD
Quản lý công nghệ là ngành có mức lương khởi điểm cao nhất trong danh sách nhưng cũng là ngành có đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật cao nhất. Những người đảm nhiệm vị trí này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các vấn đề thông tin mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp cũng như chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng các kỹ thuật viên, lập trình viên tài năng. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này sẽ tăng cao trong năm 2013 đến 2020 hoặc thậm chí là xa hơn nữa.
Như vậy với các thông tin trên, bạn đọc đã có thể tự tin lựa chọn cho mình định hướng công việc trong ngành đang rất “hot” Công nghệ Thông tin. Chúc các bạn thành công.
https://youtu.be/TdNrQYm57-Y